Thiên thể tương ứng Messier 102

Kể từ khi xuất bản Danh lục Messier, một số thiên thể đã được các nhà sử học, nhà thiên văn học chuyên nghiệp và nghiệp dư khác nhau xác định là tương ứng với M102.

Messier 101

Messier 101 theo quan sát của Kính viễn vọng không gian Hubble. Ghi công: NASA/ESA.

Messier 101 (còn được gọi là Thiên hà Chong Chóng hoặc NGC 5457) là một thiên hà xoắn ốc trực diện trong chòm sao Đại Hùng. Trong bức thư viết năm 1783 cho [[Johann III Bernoulli|J. Bernoulli, Pierre Méchain (người đã chia sẻ thông tin về những khám phá của ông với Messier) đã tuyên bố rằng M102 thực sự là một bản sao ngẫu nhiên của M101 trong danh lục. Bức thư này sau đó đã được xuất bản hai lần: Lần đầu tiên bằng tiếng Pháp gốc trong Memoirs của Viện Berlin năm 1782, và lần thứ hai bằng bản dịch tiếng Đức và được Johann Elert Bode sắp xếp lại một chút trong Berliner Astronomisches Jahrbuch vào năm 1786.[6][8]

NGC 5866

NGC 5866 theo quan sát của Kính viễn vọng không gian Hubble. Ghi công: NASA/ESA.

NGC 5866 (một trong hai thiên hà thường được gọi là thiên hà Con Suốt) là một thiên hà hình hạt đậu trong chòm sao Thiên Long. Thiên hà này gần như trùng khớp với cả mô tả thiên thể của Pierre Méchain trong phiên bản in của Danh lục Messier năm 1781 và vị trí thiên thể được Charles Messier đưa ra trong các ghi chú viết tay trong danh sách cá nhân của ông về Danh lục Messier.[7][8]

Các thiên thể tương ứng có thể khác

Mặc dù M101 và NGC 5866 được coi là hai ứng viên có thể nhất là M102, nhưng một vài thiên thể khác cũng từng được đề xuất như là tương ứng có thể của mục từ này.

NGC 5879, NGC 5907, NGC 5905, NGC 5908

NGC 5879, NGC 5907, NGC 5905NGC 5908 là các thiên hà gần với vị trí của NGC 5866. Theo tiêu chí này, tất cả chúng cũng giống như NGC 5866 đều có thể là tương ứng của M102. Tuy nhiên, tất cả các thiên hà này đều không đủ sáng hay có độ sáng bề mặt đủ cao như NGC 5866, vì thế rất ít khả năng chúng là M102.[6]

NGC 5928

NGC 5928 là một thiên hàcấp sao biểu kiến 14, nằm giữa ο Boötisι Serpentis. John Louis Emil Dreyer trong Notes and Corrections đối với Danh lục Tổng quát Mới đã gợi ý rằng nó có thể là một nguồn được nhận dạng như là M102 trên cơ sở cho rằng ι Serpentis có thể đã bị nhận dạng sai thành ι Draconis tại vị trí được đưa ra cho thiên thể này.[6][10] Tuy nhiên, rất có thể là nó đã không thể quan sát được đối với Messier và Méchain, vì thế rất ít khả năng nó là M102.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Messier 102 http://adsabs.harvard.edu/abs/2005S&T...109c..78O http://messier.seds.org/m/m102.html http://messier.seds.org/m/m102d.html http://www.messier.seds.org/m/m102.html http://www.messier.seds.org/m/m102d.html http://www.messier.seds.org/xtra/Mcat/p266-267.htm... http://server1.wikisky.org/starview?object=Messier... http://www.wikisky.org/?object=Messier+102 http://www.wikisky.org/?object=Messier+102&img_sou... http://www.wikisky.org/?object=Messier+102&img_sou...